Trong lúc chờ mổ tử thi, người đàn ông bất ngờ sống lại

tháng 9 24, 2018 |
- Người đàn ông ở miền Tây được bệnh viện lớn ở Sài Gòn tiên lượng tử vong nên gia đình mang về lo hậu sự. Tuy nhiên, khi chờ cơ quan chức năng khám nghiệm tử thi thì anh này bất ngờ sống lại.

Anh Minh - người được bác sĩ của 1 bệnh viện lớn ở Sài Gòn tiên lượng tử vong nhưng sau đó bất ngờ sống lại


Sáng 24/9, chị Trần Thanh Thúy (ngụ xã An Khánh, huyện Châu Thành, Đồng Tháp) – vợ của anh Lê Văn Minh (39 tuổi) cho biết, sức khỏe của chồng mình - người đàn ông bất ngờ sống lại khi chuẩn bị mổ tử thi hiện nay đã tiến triển tốt. “Anh Minh hiện đã ăn uống và nhận biết được mọi người xung quanh rồi”, chị Thúy cho biết.

Theo chị Thúy, anh Minh là người trở về từ cõi chết sau khi bệnh viện trả về nhà để lo hậu sự.

Người phụ nữ này nhớ lại, chị và anh Minh cùng làm thuê cho 1 lò gạch ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp). Ngày 10/8, trong lúc đang trèo lên nóc nhà dỡ mái tôn, anh Minh không may anh bị té từ trên cao xuống.

Anh Minh được đưa vào Bệnh viện Đa khoa TP Sa Đéc (Đồng Tháp) cấp cứu với chuẩn đoán bị chấn thương sọ não, hôn mê sâu và bị tụ máu trong não cần phải phẫu thuật ngay, mới có thể sống sót. Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP Sa Đéc đã tiến hành mổ mở hộp sọ lấy máu tụ. Sau khi bệnh nhân ổn định, người nhà xin chuyển lên 1 bệnh viện lớn ở Sài Gòn để tiếp tục điều trị.

“Anh Minh lên bệnh viện ở Sài Gòn được 1 ngày 1 đêm, bác sĩ nói anh ấy chỉ còn 5% sống. Sau đó, bác sĩ lại nói anh Minh chỉ còn 1% sống nên kêu làm thủ tục đưa về nhà làm đám ma…”, chị Thúy kể.

Nghe bác sĩ nói chồng chết, chị Thúy như sụp đổ. Chị ngỡ con sẽ không còn ngày gặp lại cha nhưng kỳ tích đã xuất hiện.
Trong lúc chờ mổ tử thi, người đàn ông bất ngờ sống lại
Chị Thúy tưởng chồng không qua khỏi khi bệnh viện trả về

“Thằng Minh được đưa về tới nhà khoảng 1 giờ khuya, người nhà chuẩn bị hòm gương hết rồi. Do thằng Minh bị tai nạn lao động nên bác sĩ khám tử thi ở Sa Đéc xuống đòi khám. Gia đình nói nó bị vậy mà mổ, khám lần nữa sợ nó đau đớn nên chần chừ một hồi bỗng thấy nó thở lên nên kêu bác sĩ. Khi bác sĩ vào khám thì nói Minh còn sống nên chở đi cấp cứu”, bà Trương Thị Bảy, mẹ vợ anh Minh kể.

“Lúc đưa anh Minh đến Bệnh viện Sa Đéc thì bác sĩ nói còn cứu chữa, còn hy vọng. Lúc đó tôi mừng lắm", chị Thúy xúc động nói thêm.

Theo bác sĩ CKI Hà Minh Quý, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc bệnh viện Đa khoa TP Sa Đéc, khi người nhà đưa anh Minh vào bệnh viện, bệnh nhân hôn mê sâu, không thể tự thở được phải thở qua bóp bóng, sốt cao liên tục, viêm phổi rất là nặng.
“Lúc nhận ca này thì hy vọng rất là mong manh nhưng cố gắng tới đâu hay tới đó. Bác sĩ với tinh thần là làm cái gì tốt nhất cho bệnh nhân, bệnh viện đã tạo điều kiện hết như dùng kháng sinh mạnh phù hợp với tình trạng bệnh rồi truyền dinh dưỡng qua đường tỉnh mạch… Mình hy vọng được phần nào thì hay phần đó nhưng không ngờ trong thời gian điều trị thì anh Minh có tiến triển tốt”, bác sĩ Quý thông tin thêm.

Hoàn cảnh gia đình anh Minh rất khó khăn, không nhà ở và không đất canh tác. Vợ chồng phải đi làm thuê để nuôi 2 con nhỏ ăn học. Anh Minh là lao động chính nuôi sống gia đình. Từ khi anh bị tai nạn gia đình rơi vào bế tắc.

Thấy được hoàn cảnh đáng thương này, hơn một tháng nhận điều trị, ngoài việc tận tình cứu chữa cho bệnh nhân, bệnh viện Đa khoa TP Sa Đéc còn vận động y bác sĩ trong bệnh viện và mạnh thường quân hỗ trợ toàn bộ chi phí điều trị cho anh Minh với tổng số tiền gần 110 triệu đồng. Sau khi phục hồi, ngày 19/9, anh Minh được xuất viện về nhà vào ngày 19/9.
T.Chí


Read more…

Bệnh sốt suất huyết và cách phòng ngừa

tháng 6 20, 2018 |
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính. . Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.

Bệnh có hai thể (sốt dengue và sốt xuất huyết dengue), xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam bệnh xảy ra ở hầu hết các tỉnh, xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa.

Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết

Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.
Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.

Biểu hiện của sốt xuất huyết

Thể bệnh nhẹ: (thường là thể sốt dengue, chủ yếu bị ở người lớn, khu vực thành thị, những nơi mật độ dân số cao, ít khi dẫn đến tử vong)
Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.
Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.
Có thể có nổi mẩn, phát ban.


Thể bệnh nặng: (thường là thể sốt xuất huyết dengue, chủ yếu bị ở trẻ em với tỷ lệ tử vong khá cao (30 – 40%)

Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).
Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh sốt xuất huyết là do muỗi truyền, do đó để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, biện pháp tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

Sử dụng một số biện pháp diệt muỗi như: bình xịt, thắp hương muỗi, phun thuốc chống muỗi...

Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.

Thay rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.

Phát quang bụi rậm.

Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát.

Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết.

Kết quả hình ảnh cho phòng bệnh sốt xuất huyết
Read more…

Bí kíp chăm sóc sức khỏe cho bản thân

tháng 6 14, 2018 |
Chăm sóc sức khỏe là điều rất quan trọng đối với con người, để biết cách tự chăm sóc sức cho bản thân và những thành viên trong gia đình bạn thì hãy đọc và thực hiện theo những bí kíp dưới đây.

Nên tắm nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng

Giấc ngủ thường đến khi nhiệt độ cơ thể xuống thấp hơn bình thường một chút. Việc tắm nước nóng làm tăng nhiệt độ cơ thể, trì hoãn não tiết ra hormone gây buồn ngủ. Do đó, bạn nên tắm bằng nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.



Nên tập thể dục ngoài trời

Phòng tập thể dục là nơi chứa nhiều loại vi khuẩn, vi sinh độc hại trên các tay cầm thiết bị, trên sàn tập. Bạn chỉ có thể tránh được chúng khi phải rửa tay thường xuyên, thay tất hàng ngày, rửa sạch thiết bị trước và sau tập, đi dép trong phòng tập. Đơn giản hơn là tập ngoài trời, bạn sẽ tránh được các phiền phức đó. Nên nhớ, không khí trong nhà cũng ô nhiễm gấp 2-5 lần ngoài trời. 




Uống đủ lượng nước

Không hẳn cứ uống nước càng nhiều càng tốt. Cơ thể bạn là một hệ thống cân bằng, thận chỉ có thể thải ra 800-1000 ml nước/giờ. Trong 1 giờ, nếu uống nước quá 1000ml sẽ gây ra triệu chứng hạ natri máu.



Đừng uống cà phê, hút thuốc khi mệt mỏi

Khi cơ thể vô cùng mệt mỏi, bạn đừng uống cà phê hay hút thuốc để giúp tỉnh táo, nếu không sẽ gây tổn hại không thể cứu vãn cho hệ thống huyết quản, đánh trống ngực, lo âu chính là các triệu chứng nghiêm trọng. Đặc biệt vừa uống cà phê vừa hút thuốc khi mệt mỏi không chỉ tổn hại gấp đôi cho cơ thể mà hương vị và thành phần độc đáo của cà phê còn làm gia tăng cơn thèm thuốc của bạn.



Bổ sung canxi đầy đủ

Hậu quả của việc thiếu canxi không chỉ gây chuột rút, hay quên, mơ màng, mất ngủ cũng đều là tác dụng phụ của việc thiếu canxi. Bởi vì thiếu canxi sẽ ảnh hưởng tới sự trao đổi chất bình thường của các tế bào thần kinh. Thực phẩm tốt nhất để bổ sung canxi cho não là các loại đậu như đậu nành, đậu phụ…, nhưng hiệu quả của sữa đậu nành lại không hẳn tốt bởi vì trong sữa đậu nành có chứa một lượng nhỏ lactose, sẽ ảnh hưởng tới vai trò của canxi trong não.




 Đừng bỏ hẳn chất béo trong thực phẩm

Trước hết, chất béo trong thực phẩm sẽ không chuyển hóa toàn bộ thành chất béo trong cơ thể bạn; Thứ hai, chất béo trong thực phẩm vô cùng quan trọng đối với hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể, bởi vì mỗi ngày bạn cần 25% - 35% năng lượng đến từ chất béo. Cuối cùng, nạp vừa đủ chất béo trái lại có thể tạo cảm giác no, ngăn cản bạn ăn quá nhiều.


Read more…