Sốt xuất huyết
là bệnh do muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết từ người bệnh sang người lành. Nếu
không điều trị đúng cách và kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy
ngoài những cách phòng chống muỗi thì chúng ta cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh
để có phương án điều trị kịp thời. Bài viết hôm nay
Cửa lưới Hoàng Minh sẽ chia
sẻ tới bạn những thông tin cơ bản về bệnh này. Mời bạn tham khảo nhé
Xem thêm:
|
Cách nhận biết bệnh sốt xuất huyết |
1.Các cách nhận diện bệnh sốt xuất huyết bạn
nên biết
Triệu chứng nhận
biết sốt xuất huyết biến chứng
1.1Triệu chứng 1: Sốt cao đột ngột
Triệu chứng sốt
xuất huyết đầu tiên là tình trạng sốt cao đột ngột, liên tục kéo dài từ 2-7
ngày. Khi sốt, nhiệt độ cơ thể lên đến 39-40 độ C. Bạn sẽ có cảm giác rất mệt mỏi,
đau đầu, đau khắp cơ thể. Bị sốt do bệnh sốt xuất huyết nếu uống hạ sốt thì
cũng chỉ có tác dụng trong vài giờ là cơn sốt lại quay lại. Kèm với tình trạng
sốt cao thì bạn có thể bị đau họng và có cảm giác buồn nôn. Bạn cũng có thể bị
tiêu chảy bất thường. Ở trẻ em, kèm với đau họng còn xuất hiện hiện tượng nổi
ban đỏ trên người.
1.2Triệu chứng thứ 2
Triệu chứng thứ
2 có thể khẳng định bạn bị sốt xuất huyết là xuất hiện hiện tượng xuất huyết dưới
da từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của chu kỳ bệnh. Những nốt xuất huyết này là những
chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm. Nốt xuất huyết cũng thường thấy ở lòng bàn
chân, gang bàn tay, mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay có các nốt bầm
tím hoặc các chấm xuất huyết. Phân biệt với vết muỗi cắn bằng cách căng da
chung quanh chấm đỏ, nếu chúng vẫn còn là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất
thì đó là vết muỗi cắn.
Bên cạnh đó, bạn
cũng có thể bị xuất huyết ở niêm mạc. Với phụ nữ, khi bị sốt xuất huyết mà tới
kỳ kinh nguyệt thì chu kỳ này có thể kéo dài hơn. Kinh nguyệt cũng có thể tới sớm
hơn bình thường khi nhiễm bệnh. Với phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết vào thời
điểm chuyển dạ lại càng nguy hiểm hơn vì có thể mất máu nhiều…Với trẻ em, bên cạnh
những nốt xuất huyết trên cơ thể thì thường kèm theo bị chảy máu cam, chảy máu
chân răng, đi tiểu ra máu...
Nhiều người bị nặng
có thể dẫn tới xuất huyết tiêu hóa với các biểu hiện là đi đại tiện ra máu, nôn
ra máu kèm theo các biểu hiện liên quan đến thần kinh nhức đầu, đau cơ, đau khớp.
1.3 Xuất hiện tình trạng sốc
Triệu chứng cuối
cùng nguy hiểm nhất khi nhiễm sốt xuất huyết thể nặng là tình trạng sốc. Tình
trạng sốc của cơ thể thường xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của chu kỳ
bệnh. Tình trạng sốc có thể thường xuất hiện khi người bệnh đang sốt cao đột ngột
chuyển sang hết sốt, nhưng lại mệt mỏi li bì, chân tay lạnh, đi tiểu ít, có thể
kèm theo nôn hoặc đi đại tiện ra máu. Khi bị sốc sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng
nếu không tới bệnh viện kịp thời.
2.Cần làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết
Nếu bị nhiễm sốt
xuất huyết, phải nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế uy tín để điều
trị kịp thời. Không tự ý điều trị tại nhà, bởi diễn biến của loại bệnh này rất
khó lường, có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết
Cách phòng bệnh
tốt nhất là làm sạch môi trường sống:
- Đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước để ngăn ngừa
muỗi vằn để trứng và sinh sống.
- Thả cá hoặc Mesocyclop vào các dụng cụ chứa
nước như chum, vại, bể, giếng...để diệt bọ gây, loăng quăng.
- Vệ sinh các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ thường
xuyên.
- Thu gom hoặc tiêu hủy những vật dụng, phế thải
không dùng đến trong nhà và xung quanh môi trường sống. Lật úp các dụng cụ chứa
nước không dùng đến.
- Bỏ muối, dầu vào bát nước kê chân chạn, tủ đựng
chén bát, thường xuyên thay nước bình hoa.
Phòng chống muỗi đốt:
- Nên mặc quần áo dài tay, đặc biệt là những
nơi có môi trường ẩm ướt.
- Dù là ban ngày hay ban đêm, khi đi ngủ bắt
buộc phải có thiết bị chống muỗi.
- Dùng
các thiết bị tức thời như kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi, bình xịt diệt muỗi,
hương muỗi,
- Các vật dụng bẳng vải trong nhà nên được tẩm
hóa chất an toàn với con người để diệt muỗi.
- Với những người bị sốt xuất huyết phải cho nằm
trong màn để tránh muỗi đốt và lây lan.
- Tích cực phối hợp với chính quyền, các cơ sở
y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Kết luận:
Tóm lại, sốt xuất
huyết là bệnh lây truyền qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Cần cẩn thận
phân biệt sốt xuất huyết với các tình trạng sốt siêu vi, sốt phát ban lành tính
khác để có thái độ theo dõi phù hợp. Cách phòng bệnh tốt nhất là không để muỗi
có cơ hội truyền bệnh, thông qua việc tiêu diệt lăng quăng, thuốc diệt muỗi, ngủ
mùng và sử dụng
cửa lưới chống muỗi.
Chúc bạn thành công.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét